Xuất khẩu lao động đi làm việc ở nước ngoài ở Việt Nam hiện nay trở lên phổ biến và nhiều người biết đến. Tuy nhiên, khi tìm hiểu sâu về lĩnh vực XKLĐ này, có nhiều bạn bắt gặp những thuật ngữ chuyên ngành khó hiểu. Đừng lo lắng, bài viết dưới đây sẽ cung cấp tới các bạn những khái niệm cụ thể nhất về từ ngữ chuyên ngành này. |
Tu nghiệp sinh
Tu nghiệp sinh là một chương trình được chính phủ Nhật Bản hỗ trợ và tạo điều kiện tốt nhất để những người lao động ở các nước khác có cơ hội đi làm việc tại quốc gia này với nhiều lĩnh vực ngành nghề khác nhau. Chương trình đi tu nghiệp sinh ở Nhật với thời hạn thông thường là 3 năm và 1 năm. Sau khoảng thời gian trên người lao động sẽ quay về Việt Nam và áp dụng những công nghệ khoa học đã học được vào trong sản xuất.
Theo như thỏa thuận ký kết hợp tác giữa 2 quốc gia Nhật Bản và Việt Nam thì Nhật Bản sẽ hỗ trợ Việt Nam trong quá trình đào tạo những lao động có tay nghề, có kỹ năng trong hầu hết các lĩnh vực như : cơ khí, nông nghiệp, ngư nghiệp, xây dựng, dệt may, chế tạo máy móc. Và cũng theo chương trình này, Việt Nam giúp Nhật Bản phần nào giải quyết được vấn đề thiếu hụt lao động nhân công trong các nhà máy xí nghiệp.
Chương trình đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài được triển khai và mở rộng từ những năm 2006 cho tới nay. Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đã từng kí với hiệp hội phát triển nhân lực quốc tế của các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Nhật Bản hay còn gọi là nghiệp đoàn. Đây được xem như là bản cam kết hợp tác có lợi cho cả 2 bên, cùng nhau giải quyết vấn đề việc làm cho lao động Việt Nam.
Công ty phái cử
Khi một ai đó tìm hiểu về xuất khẩu lao động đi làm việc tại nước ngoài, có nhiều thuật ngữ chuyên ngành mà dường như rất mới lạ như : công ty phái cử, doanh nghiệp phái cử, đơn vị phái cử hay trung tâm phái cử. Câu hỏi đặt ra rằng những đối tượng đang nói đó họ là ai? Thực ra tất cả những tên gọi cách gọi đó chỉ duy nhất một ý nghĩa mà thôi và các bạn hiểu rằng đang đề cập tới công ty xuất khẩu lao động. Công ty phái cử là nơi để các bạn có nhu cầu đi XKLĐ nói chung và XKLĐ Nhật Bản nói riêng liên hệ đăng ký tham gia đơn hàng. Tại đây, người lao động sau khi đỗ đơn hàng sẽ được đào tạo dạy tiếng trong một thời gian nhất định trước khi xuất cảnh sang Nhật Bản làm việc.
Vai trò, chức năng của công ty phái cử
Tổ chức kế hoạch tuyển dụng người tham gia đi XKLĐ tại các địa phương. Tiếp nhận hồ sơ của các ứng viên, sơ tuyển và chọn lọc những người có đủ điều kiện tham gia đơn hàng như : điều kiền sức khỏe đi Nhật, giới hạn độ tuổi, trình độ học vấn, giới tính,…..Mỗi một đơn hàng công việc có tính chất khác nhau thì tiêu chí đỏi hỏi người lao động cũng khác nhau.
Sau khi đỗ đơn hàng, các ứng viên được đơn vị phái cử tổ chức đào tạo học tiếng Nhật. Song song với việc đào tạo ngoại ngữ cho các học viên, trung tâm phái cử sẽ bồi dưỡng kiến thức về văn hóa, tác phong làm việc cũng như những nét văn hóa đặc trưng của Nhật Bản.
Có nhiều người nghĩ rằng các công ty phái cử sau khi hoàn thành thủ tục giấy tờ để các bạn học viên xuất cảnh là hết trách nhiệm của mình. Tuy nhiên suy nghĩ đó hoàn toàn sai. Công ty phái cử còn có chức năng nhiệm vụ quản lý người lao động trong suốt quãng thời gian mà NLĐ sinh sống làm việc tại Nhật Bản. Nhân viên của công ty phái cử sẽ có bộ phận tiếp nhận thông tin và thường xuyên liên hệ với người nhà của thực tập sinh. Phía đơn vị phái cử có kết nối 2 chiều giữa TTS và gia đình các bạn. Điều này khiến cho các bạn thực tập sinh yên tâm tập trung làm việc. Và ngược lại người nhà TTS không còn lo lắng.
Tùy theo yêu cầu của đối tác khách hàng mà công ty phái cử có tổ chức kế hoạch phỏng vấn đơn hàng khác nhau có thể phỏng vấn trực tiếp hoặc phỏng vấn qua skype. Một số đơn hàng có tính chất riêng biệt, lúc này đơn vị phái cử sẽ tổ chức các buổi thi tuyển tại cơ sở văn phòng của mình.
Mỗi khi có đơn hàng đi Nhật, ngoài việc tuyển chọn người lao động thì các công ty phái cử còn một nhiệm vụ phải làm nữa đó là tổ chức các buổi thi tuyển ngay tại đơn vị của mình.
Bảo vệ quyền lợi chính đáng cho người lao động: Trong quá trình làm việc ở Nhật Bản, nếu TTS Việt Nam có bất cứ vấn đề gì xảy ra và có nguy cơ ảnh hưởng đến quyền lợi của mình thì nghiệp đoàn kết hợp cùng công ty XKLĐ sẽ đại diện đứng ra bảo đảm và đòi lại quyền lợi đó cho các bạn. Ý nghĩa đó mang tính nhân văn sâu sắc.
Đơn vị phái cử sẽ kiểm tra và hoàn thiện bộ hồ sơ cùng các thủ tục liên quan khác để TTS có thể xuất cảnh sớm nhất có thể.
Nghiệp đoàn Nhật Bản
Chúng ta có thể hiểu nôm na “nghiệp đoàn Nhật Bản” là một tổ chức do Bộ Lao động và người lao động tại Nhật tạo nên để bảo vệ người lao động. Ở Nhật Bản, các công ty xí nghiệp dù to hay nhỏ đều có nghiệp đoàn tương tự như tổ chức công đoàn tại Việt Nam. Trong việc tuyển dụng lao động ngoài nước tới Nhật Bản làm việc thì vai trò của nghiệp đoàn là hết sức quan trọng và cần thiết.
Chức năng nhiệm vụ của nghiệp đoàn Nhật Bản
– Liên hệ với các công ty xí nghiệp nơi mà đang có nhu cầu tuyển dụng lao động để tổ chức công tác tuyển dụng. Thực tập sinh khi tới Nhật Bản làm việc trong các công ty bắt buộc thông qua nghiệp đoàn theo quy định của đất nước này.
– Quản lý và bảo vệ quyền lợi cho người lao động khi họ sinh hoạt làm việc tại Nhật Bản. Đối với thực tâp sinh do nghiệp đoàn mình quản lý, hàng tháng nghiệp đoàn phái cử người đại diện xuống đơn vị làm việc để xem xét tình hình thực tế, đời sống của người lao động. Họ lắng nghe và tìm cách giải quyết các vấn đề bất cập sao cho một cách hài hòa nhất.
– Nghiệp đoàn cũng cử người sang Việt Nam để khảo sát thị trường tìm các đối tác là những công ty xuất khẩu lao động uy tín.
– Kết hợp với các đơn vị phái cử để tổ chức tuyển dụng lao động tại Việt Nam.
Senpai, Kohai, Sensei
Trong chữ hán chữ “ Senpai “ là 先輩 dịch ra có nghĩa là tiền bối, những người đi trước có kinh nghiệm am hiểu trong một lĩnh vực nào đó.
“Kohai” theo tiếng hán viết là 後輩 với nghĩa hậu bối, theo đó chúng ta có thể hiểu Kohai những người thuộc lớp sau thế hệ sau “Senpai”. So mặt bằng chung, Senpai thường là những người nhiều tuổi hơn hoặc bằng tuổi so với Kohai ở Nhật Bản và họ có kinh nghiệm hơn. Mối quan hệ giữa Senpai và Kohai các bạn dễ hình dung nhất khi liên tưởng trong môi trường trường học, các bạn học sinh sinh viên năm thứ 3, năm 4 sẽ Senpai trong khi các bạn năm thứ nhất năm 2 là Kohai.
Tại Nhật Bản, đất nước rất coi trọng lễ nghi thì mối quan hệ mật thiết giữa Senpai và Kohai sẽ được thể hiện rõ nét. Đó là sự tôn trọng kính trọng nhau trên cơ sở giúp đỡ hỗ trợ của 2 bên. Hiện nay khi công nghệ thông tin kết nối toàn cầu, đó là một ưu điểm để người lao động tìm hiểu thông tin trước khi quyết định đi XKLĐ sang Nhật làm việc. Các bạn thực tập sinh dễ dàng tham khảo kinh nghiệm chia sẻ từ những người được gọi là Senpai.
Sensei – 先生 (tiên sinh) : Thường được hiểu thông thường là giáo viên, người có chuyên môn sâu về lĩnh vực nào đó. Người Nhật không chỉ sử dụng từ này đối với giáo viên mà còn dùng trong một số lĩnh vực khác nữa. Sẽ có hiện tượng hiểu lầm đánh đồng giữa Senpai và Sensei. Tuy nhiên thực tế giữa 2 đối tượng này có sự khác biệt. Trong xã hội Sensei thông thường có kinh nghiệm, tuổi tác và vị trí cao hơn so với Senpai.
Hy vong rằng với những thông tin cơ bản trên đây, các bạn hiểu rõ hơn và có cách nhìn nhận một cách tích cực về lĩnh vực xuất khẩu lao động, trong đó có thị trường xuất khẩu lao động Nhật Bản. Nếu bạn còn phân vân về quyết định đi XKLĐ Nhật Bản, xin vui lòng liên hệ với công ty Công ty TNHH Thương mại và phát triển nhân lực Á Châu để biết rõ thêm thông tin về đơn hàng và được tư vấn miễn phí nhanh nhất