Tiếng Đài Loan – Người Đài Loan nói tiếng gì?

Tiếng Đài Loan là một ngôn ngữ được cải tiến từ một số ngôn ngữ bản địa của người Đài Loan và được ra đời trước khi người Trung Quốc đến hòn đảo này. Nhưng ở Đài Loan, người ta không chỉ nói tiếng Đài Loan. Vậy người Đài Loan nói tiếng gì? Hãy cùng tìm hiểu nhé.

                                     
                                                                    Tiếng Đài Loan – Người Đài Loan nói tiếng gì?

Tiếng Nhật ( tại Đài Loan còn rất ít người sử dụng tiếng Nhật )

Đài Loan bị Nhật Bản thâu tóm vào năm 1985. Người Nhật đã tiến hành hàng loạt các cuộc cải cách giáo dục và dùng tiếng Nhật làm ngôn ngữ trọng tâm trong đời sống kinh tế xã hội Đài Loan lúc bấy giờ. Kết quả là vẫn có một bộ phận thế hệ lớn tuổi ở Đài Loan hiện nay sử dụng tiếng Nhật như một ngôn ngữ thứ hai.

Tiếng Hán Trung và Tiếng Đài Loan

Đài Loan vốn là một hòn đảo, nơi cư trú của một bộ tộc thổ dân lớn. Đầu thế kỷ 17, một lượng lớn người Hán đã di cư từ Trung Quốc đại lục tới hòn đảo này và ngày nay người Hán đã chiếm tới 98% dân số Đài Loan. Tuy nhiên, con số 98% này chưa thực sự là con số chính xác vì nó bao gồm cả người lai giữa người Đài và người Hán. Và bản thân cụm từ “người Hán-Trung” cũng nói lên sự kết hợp giữa người Hán nói riêng và người Trung Quốc nói chung. Ngôn ngữ địa phương chính được sử dụng là Tiếng Khánh Gia và tiếng Phúc Kiến. Có nguồn gốc từ vùng Phúc Kiến Đài Loan. Mặc dù dân số của bộ tộc bản địa đã giảm đi đáng kể, tuy nhiên hai thứ tiếng này vẫn được sử dụng rộng rãi tại Đài Loan. Trên thực tế, thuật ngữ “người Đài Loan” được bắt nguồn chính thức từ tiếng Phúc Kiến.

( Tiếng Phúc Kiến Đài Loan nói chung là tương tự như Phương ngữ Hạ Môn. Khác biệt chỉ xảy ra trong một số từ vựng. Giống như phương ngữ Hạ Môn, tiếng Phúc Kiến Đài Loan được dựa trên một sự pha trộn của cách phát âm tại Chương Châu và Tuyền Châu. Do sự phổ biến đại chúng của các phương tiện truyền thông giải trí tiếng Phúc Kiến từ Đài Loan, tiếng Phúc Kiến Đài Loan đã phát triển để trở nên có ảnh hưởng nhiều hơn tới phương ngữ Phúc Kiến của tiếng Mân Nam, đặc biệt là từ sau năm 1980. Cùng với phương ngữ Hạ Môn, phương ngữ Đài Loan được coi là “tiếng Phúc Kiến chuẩn”.)

Điểm khác biệt lớn nhất giữa tiếng Đài Loan và tiếng Hoa phổ thông chính là tiếng Đài Loan sử dụng ngôn ngữ Phồn Thể, còn tiếng phổ thông sử dụng ngôn ngữ Giản Thể.

Tiếng Đài Loan và tiếng Trung Quốc có giống nhau không ?

Chữ Phồn Thể là loại chữ truyền thống, hiện đang được sử dụng phổ biến ở Đài Loan, Hồng Kông và Ma Cao. Nếu bạn dự định du lịch, làm việc hay định cư lâu dài tại đây thì bạn cần học ngay loại chữ này.

Chữ Phồn Thể là loại chữ rất đẹp – thường được coi là tinh hoa của văn minh Trung Quốc hay là đối tượng để thể hiện nghệ thuật trong thư pháp. Học chữ Phồn Thể ngoài việc học thuộc hình của chữ còn học được cả ý nghĩa thâm sâu và cái đạo mà người xưa truyền lại, tất cả nằm ở con chữ. Chữ Phồn Thể rất khó học, nhưng một khi đã học thuộc rồi thì nhớ rất sâu và rất lâu. Nhược điểm lớn nhất của chữ Phồn Thể chính là những ưu điểm của chữ Giản Thể.

Chữ Giản Thể là loại chữ hiện đang được sử dụng chính thức tại Trung Quốc đại lục, Singapore và là loại ký tự được dùng nhiều nhất trong các tài liệu giảng dạy tiếng Phổ thông Trung Quốc cho người nước ngoài. Nếu bạn là người Việt hay người phương Tây lần đầu tiên học tiếng Trung thì bạn nên học viết chữ Giản Thể. Vì sao? Đơn giản là vì nó ít nét và dễ nhớ, dễ viết hơn chữ Phồn Thể.

Chữ Giản Thể thường dễ học, dễ nhớ; thuận tiện trong việc in ấn; khi đọc trên màn hình PC, laptop không bị hoa mắt hay mỏi mắt. Viết tay chữ Giản Thể có tốc độ nhanh hơn nhiều so với chữ Phồn Thể. Tuy nhiên, nhược điểm của loại chữ này là làm mất đi hoặc sai lệch về ý nghĩa tượng hình. Đồng thời cũng không thể viết thư pháp bằng chữ Giản Thể được.

Tiếng Đài Loan hiện đại

Mặc dù một số ngôn ngữ địa phương như đã được đề cập và tiếng Nhật vẫn được người Đài Loan sử dụng trên toàn lãnh thổ, nhưng tiếng Quan Thoại mới là ngôn ngữ phổ biến nhất ở xã hội Đài Loan hiện đại. Điều thú vị là tiếng Quan Thoại được sử dụng vào thời điểm Trung Quốc đại lục đối mặt với cuộc khủng hoảng lớn vào những năm 1940 đã khiến một số lượng lớn giới tư sản và giới trí thức Trung Quốc di cư sang Đài Loan. Tiếng Quan Thoại đã trở thành ngôn ngữ chính thức của Đài Loan vào năm 1945. Ngày nay, bên cạnh một số ngôn ngữ khác, hầu hết công dân Đài Loan dưới độ tuổi 40, không phân biệt tôn giáo và địa lý, đều nói tiếng Quan Thoại. Càng đi xuôi về phương Nam, du khách sẽ gặp càng nhiều người Đài Loan và phải sư dụng tiếng Quan Thoại để giao tiếp với họ.

Tiếng Quan Thoại ở Đài Loan không bị ảnh hưởng nhiều bởi các ngôn ngữ khác và nó hoàn toàn dễ hiểu với phần lớn người đại lục. Điều này có thể giải thích rằng tiếng Đài được cho là không chính thức nhưng vẫn là ngôn ngữ mặc định ở hầu hết lĩnh vực kinh doanh thường nhật của Đài Loan. Kết quả tất yếu là dù ít hay nhiều, tiếng Quan Thoại vẫn có nét riêng biệt khi nó trở thành ngôn ngữ chính thống. Điều này cũng đồng nghĩa với một điều đáng buồn là một số ngôn ngữ bản địa khác đã và đang dần biến mất hoàn toàn.

Ngoài tiếng Đài Loan, tiếng Anh cũng được sử dụng rất rộng rãi tại đây nên nếu có ý định du lịch thì bạn không cần quá lo lắng, tiếng Anh được xem là ngôn ngữ thứ 2 ở đây, chúng được in kèm với tiếng Hoa trên tất cả các bảng hiệu từ trường học, bệnh viện, ga tàu điện, xe bus… Vì vậy nếu bạn không biết tiếng Đài Loan thì tiếng Anh là sự lựa chọn vô cùng tốt để giúp các bạn có thể hỏi đường đó